1. Màu sắc là gì??
– Màu sắc có thể gọi là “con đẻ” của ánh sáng. Màu sắc là ánh sáng => Nếu không có ánh sáng thì sẽ không có màu sắc.
– Màu sắc mà chúng ta phân biệt từ ánh sáng là những cảm giác:
- Sự phản chiếu của ánh sáng trên những vật thể màu sắc ánh sáng, nếu vật thể không mang một màu sắc nhất định, ví dụ như trong suốt, ánh sáng không thể phản chiếu màu sắc.
- Màu của vật thể mà ta cảm nhận được là sự cộng hưởng của màu ánh sáng với màu của bản thân vật thể đó, màu của các sự vật lân cận tác động vào, màu của bầu khí quyển đang bao bọc chung quanh đó, cùng một vật thể nhưng được nhiều nguồn sáng có nhiệt mà khác nhau chiếu vào cũng phản chiếu thành các màu sắc khác nhau.
Có 3 yếu tố cơ bản của màu sắc
– Màu sắc (Hue): Màu sắc chính là yếu tố quan trọng đầu tiên được đề cập đến. Dựa vào vòng tuần hoàn màu sắc mà các nhà mỹ thuật, hội họa, thiết kế… có thể xác định và chọn được màu sắc (tông màu) cần sử dụng một cách phù hợp trong công việc.
– Quang độ (Value): Thể hiện sự sáng hoặc tối của màu sắc (Brightness). Cách phối hợp yếu tố quang độ trong màu sắc như sau, muốn màu sáng hơn thì tăng thêm màu trắng, muốn màu tối hơn thì tăng thêm màu đen. Và khi so sánh các màu trong vòng thuần sắc, vàng là màu có đỉnh quang độ sáng nhất, tím là màu có đỉnh quang độ tối nhất.
– Cường độ (Intensity): Là mức độ tinh khiết hay chính là độ no (Saturation) của màu sắc. Các màu cơ bản (Primary Colors) được xem là có mức độ “tinh khiết” nhất. Cường độ được điều chỉnh bằng cách bổ sung thêm màu sắc cho màu tinh khiết và chỉ có thể giảm cường độ của màu sắc. Nói cách khác, việc hòa trộn màu sắc không làm tăng độ tinh khiết của chúng.
- Điều chỉnh cường độ bằng cách pha thêm màu xám:
- Điều chỉnh cường độ bằng cách pha thêm màu khác vào màu cơ bản: trộn màu đỏ và xanh với nhau, ta được màu tím, nhưng cường độ của màu đỏ và xanh trong màu tím đã giảm:
2. VÒNG THUẦN SẮC LÀ GÌ??
Vòng thuần sắc là một vòng tròn thể hiện các màu sắc, xếp theo thứ tự cầu vồng và thường đóng bởi sự chuyển màu từ đỏ sang tím. Nó cho thấy tác dụng của các loại màu sắc. Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính,mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2.
- Màu bậc nhất (Primary): Còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất bao gồm vàng, đỏ và xanh lam. Từ nhóm 3 màu này có thể pha ra các màu khác trừ đen và trắng.
- Màu bậc hai (Secondary): Còn gọi là màu phụ, màu bổ túc bao gồm cam, xanh lục và tím. Nhóm màu bậc hai được phối hợp từ mỗi cặp 2 màu bậc nhất với phân lượng như nhau. Trong đó cam được phối hợp từ đỏ và vàng, xanh lục từ vàng với xanh lam còn tím là kết quả pha trộn giữa xanh lam và đỏ.
- Màu bậc ba (Tertiary): Khi phối trộn mỗi cặp màu bậc nhất và màu bậc hai đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc với phân lượng như nhau sẽ tạo nên một màu bậc ba, bao gồm 6 màu: vàng-lục, lam-lục, lam-tím, đỏ-tím, đỏ-cam và vàng-cam. nhờ đó chúng ta sẽ có được một vòng tròn màu khép kín với 12 sắc màu cơ bản.
Với nguyên tắc này, ta sẽ có màu bậc cao hơn bằng cách pha các màu đứng cạnh nhau trong vòng thuần sắc.
- Màu tương phản (Contrasting Colour): Còn gọi là màu đối kháng nhau, vì khi đứng cạnh nhau thì màu này sẽ giúp làm nổi bật màu kia hoặc ngược lại. Có 3 cặp màu tương phản vàng – tím, xanh lam – cam, đỏ – xanh lục.
- Màu nóng (Hot Colors): Màu nóng là những màu ngả dần về phía màu đỏ như: Vàng, Cam Vàng, Cam, Cam Đỏ, Đỏ, Đỏ Tím. Chúng tạo cảm giác ấm áp, gần gũi, kích thích thị giác.
- Màu lạnh (Cool Colors): Màu lạnh tạo nên cảm giác mát mẻ, dễ chịu hoặc có khi trở thành lạnh lẽo, xa cách. Chúng bao gồm cả màu ngả dần về xanh như: Lục Vàng, Lục, Lục Lam, Lam, Tím Lam, Tím.
- Màu trung tính (Neutrals): Thuật ngữ “màu trung tính” dùng để chỉ những màu không bão hòa, chứa nhiều yếu tố xám. Gốc xám có thể được pha theo 3 cách: đen pha với xám, 2 màu tương phản pha với nhau, 3 màu bậc nhất pha với nhau.
- Màu trung gian (Intermediate Colors): Là những màu sắc có tác dụng điều giải sự mâu thuẫn, đối kháng về sắc độ, cường độ, quang độ. Để có được các màu này thì chúng ta sẽ pha trộn từ hai màu khác nhau. Trong vòng tròn thuần sắc, các màu bậc ba chính là màu trung gian của các cặp màu bậc nhất với bậc hai liền kề.
- Màu tương đồng (Analogous Colors): Đây là nhóm màu đứng cạnh nhau trong vòng tuần hoàn màu sắc, gồm một dãy các màu nối tiếp nhau và tương đồng về màu sắc. Nhóm màu này liên kết nhau chặt chẽ, không phân biệt màu nóng, màu lạnh.
- Màu bổ túc:
– Bổ túc trực tiếp (Complementary Colors): Các màu nằm đối diện nhau trong vòng tuần hoàn màu sắc bổ sung trực tiếp cho nhau. Độ tương phản cao của các màu bổ túc trực tiếp tạo nên sự sống động, đặc biệt trong trạng thái bão hòa. Vì thế, tránh lạm dụng trừ khi muốn làm nổi bật điều đó phải được sử dụng hợp lý để tránh bị rực chói. Màu bổ túc trực tiếp cũng không thích hợp cho văn bản.
– Màu cận bổ túc (Split Complementary Colors): Đây là biến thể của màu bổ túc trực tiếp. Hai màu tương đồng nằm kế bên màu bổ túc trực tiếp sẽ bổ túc xen kẽ cho màu tương phản đó, tạo thành một hình tam giác cân. Cặp màu tương đồng sẽ đóng vai trò làm nền trong khi màu tương phản đóng vai trò là điểm nhấn. Sự kết hợp này vẫn giữ được mức độ tương phản như bổ túc trực tiếp nhưng ít căng thẳng hơn.
Tương tự như màu cận bổ túc, bổ túc bộ ba (Triadic Colors) cũng gồm 3 màu nhưng nằm cách đều nhau trên vòng tuần hoàn màu sắc và tạo thành tam giác đều. Do đó, nó không thể hiện sự nổi trội rõ ràng của riêng cá nhân màu nào và có xu hướng rất rực rỡ khi kết hợp với nhau, cho dù ở trạng thái không bão hòa đi chăng nữa.
– Bổ túc bộ 4 (Retangle Colors): Hay còn gọi là bổ túc đôi (Double Complementary Colors) kết hợp 2 cặp màu bổ túc trực tiếp với nhau. Đây là mô hình kết hợp rực rỡ nhất do có sự hiện diện của 4 màu khác nhau. Chính vì vậy cần chú ý cân đối cho hài hòa, chỉ nên chọn một màu làm chủ đạo. Bổ túc bộ 4 có thể có nhiều biến thể với khoảng cách của 2 màu đứng cạnh nhau lớn. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các màu càng lớn, mức độ tương phản giữa các màu càng cao.
- Màu độc sắc (Monochrome): Thuật ngữ màu độc sắc/đơn sắc nhằm để chỉ những hình ảnh, không gian được thể hiện bằng 1 màu nhưng với cường độ hoặc quang độ khác nhau. Khởi thủy nhiếp ảnh phim đều là màu đơn sắc, đen và trắng. Ảnh màu độc sắc giúp tối giản hóa, mang cá tính riêng và cũng giúp dễ dàng làm nổi bật chủ thể.
3. VÍ DỤ THỰC TIỄN
Trước khi lựa chọn màu sơn – Sơn Rồng Đỏ hiểu rằng bạn sẽ phải tham khảo thật kỹ bảng màu từ các nhà thầu, đại lí sơn chuyên nghiệp. Trong thực tế, màu sơn sẽ thay đổi chút ít khi sơn lên tường. Màu sơn sẽ sáng hơn khi được sơn trên diện tích rộng. Vì thế, bạn nên chọn màu tối hơn một chút so với màu sơn bạn định chọn ban đầu.
Màu sắc trong thiết kế nội thất là một trong những bí quyết thần kỳ giúp biến hóa không gian căn nhà. Vì vậy, đối với những ngôi nhà có diện tích khiêm tốn, bạn nên sử dụng các gam màu lạnh, màu sáng, nhẹ nhàng, trang nhã nhằm đánh lừa cảm giác, tạo không gian rộng lớn hơn. Ngược lại, với một căn phòng rộng, bạn có thể thỏa sức dùng các gam màu nóng và nổi bật như đỏ, cam, vàng để ngôi nhà thêm phần ấm cúng.
Màu sắc nội thất giúp điều chỉnh không gian
Không gian mở luôn cần có sự chuyển tiếp giữa các khu vực. Bạn có thể làm điều đó với màu sắc trong thiết kế nội thất bằng cách tạo nên các khoảng màu đậm nhạt cho các không gian khác nhau. Đây là sự phân chia khá hay nhưng vẫn mang tới sự liền mạch cho toàn bộ căn phòng. Cách làm này bạn có thể áp dụng với cả phần sàn (đối với sàn gỗ), thay vì trần hay những bức tường trong nhà.
Cách lựa chọn màu sắc giúp phân chia không gian
Các gam màu có độ phản quang càng cao thì ánh sáng phản chiếu trong phòng càng lớn. Và ngược lại, độ phản quang thấp sẽ khiến căn phòng tối hơn. Ngoài ra, bạn nên cân nhắc hiệu ứng mỗi màu tạo nên cho căn phòng tại mỗi thời điểm trong ngày và lượng đèn chiếu sáng sử dụng trong phòng.
Chọn màu sắc và ánh sáng khi thiết kế nội thất
Hy vọng bài viết của Công ty CP Sơn Rồng Đỏ sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ Sơn Rồng Đỏ để được giải đáp chi tiết nhất.
——
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN RỒNG ĐỎ
🏫 Địa chỉ: 91/18/5 Lê Văn Duyệt, P. 3, Q. Bình Thạnh, Tp HCM
☎️ Điện thoại: 0936 44 56 54
📧 Email: support@sonrongdo.com
⏩ Facebook: https://www.facebook.com/sonrongdo/