Thép hộp đen là loại thép có kết cấu rỗng bên trong, có bề mặt đen bóng, dài khoảng 6m, dày 0.7 – 5.1 mm. Thép hộp đen phù hợp với tất cả các mục đích xây dựng như các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng, nội – ngoại thất.
Thế nhưng thép hộp đen không có lớp mã kẽm bên trong lẫn bên ngoài nên rất dễ bị rỉ sét.
Để khắc phục nỗi lo sỉ sét của thép hộp đen, mời bạn theo dõi bài viết này.
Ứng dụng của thép hộp đen
Từ lâu thép hộp đen đã được sử dụng phổ biến trong các công trình lớn nhỏ của các quốc gia có ngành công nghiệp phát triển như Mỹ, Pháp, Anh,…
Ngày nay, thép hộp đen được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng, làm khung mái nhà, làm dàn giáo. Bởi tính chất bền chắc và chịu lực tốt, ít bị biến dạng hay cong vênh.
Ngoài ra thép hộp đen cũng được sử dụng nhiều trong trang trí nội – ngoại thất, làm khung sườn xe tải, làm ống bọc dây dẫn, hệ thống tháp truyền thanh, truyền hình,…
Chống rỉ sét khi bảo quản
Trước khi được đưa vào thi công xây dựng, thép hộp đen vẫn có nguy cơ bị rỉ sét trong quá trình bảo quản. Dưới đây là 5 điểm bạn cần lưu ý khi bảo quản thép hộp đen:
– Thép hộp đen phải được bảo quản trong kho, không bảo quản ngoài trời, đặc biệt tránh nắng nóng và nước mưa
– Thép được xếp trong nhà kho phải được kê trên đà gỗ hoặc đà bê tông có đệm gỗ lót ở trên (cách ít nhất 10cm đối với nền xi măng và ít nhất 30cm đối với nền đất)
– Không xếp thép gần khu vực chứa hóa chất gây rỉ sét và ăn mòn như axit, bazo, muối
– Không xếp lẫn lộn thép bị rỉ với thép chưa rỉ. Các cây thép bị rỉ phải được xếp riêng để lau chùi, tẩy rửa rỉ sét
– Nơi đặt thép phải đảm bảo khô ráo, độ ẩm thấp, che chắn bụi bẩn kỹ càng để ngăn chặn sự rỉ sét, tăng thời gian bảo quản
Chống rỉ sét khi sử dụng
Với khí hậu nắng nóng, mưa nhiều như ở Việt Nam, thép hộp đen rất dễ bị ẩm ướt dẫn đến rỉ sét. Chính vì vậy mà thép hộp đen thường được khuyến cáo không nên sử dụng trong các môi trường phải chịu ảnh hưởng thường xuyên của nước biển, axit,…
Để khắc phục những nhược điểm của thép hộp đen, các nhà sản xuất đã cho ra đời thép hộp mạ kẽm. Lớp kẽm được mạ có tác dụng ngăn ngừa sự oxi hóa, giữ an toàn cho lớp thép ở bên trong khỏi bị ăn mòn, cũng như rỉ sét. Nhưng vấn đề là thép hộp mạ kẽm thường có giá thành cao, và không phải nhà cung cấp nào cũng có thể đảm bảo được chất lượng của lớp kẽm mạ. Đó là chưa kể, sau thời gian sử dụng, thép hộp mạ kẽm ít nhiều cũng sẽ bị bào mòn và cần được bảo dưỡng.
Giải pháp tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất chính là sơn 1 lớp bảo vệ lên bề mặt thép hộp. Cả thép hộp đen lẫn thép hộp mạ kẽm, để chắc chắn bạn nên sơn phủ bảo vệ chống rỉ sét cho chúng. Lớp sơn này không những có tác dụng chống rỉ sét, ăn mòn mà chúng còn tạo nên màu sắc cho các thanh thép theo ý thích của bạn.
Sơn lót và phủ để bảo vệ toàn diện
Nhược điểm lớp nhất của phương pháp sơn bảo vệ này chính là sau một thời gian lớp sơn có nguy cơ bị bong tróc, không bảo vệ được thép. Để giảm thiểu tình trạng này bạn cần công thức 2-2 (2 lớp lót – 2 lớp phủ) và những loại sơn chất lượng.
Sơn lót chống rỉ Stop Rust: Dòng sơn lót chuyên dùng chống rỉ này được Sơn Rồng Đỏ được sản xuất với 4 loại dung tích: 400ml, 800ml, 3L, 17.5L và 3 màu sắc: nâu đỏ, đen và xám. Sơn lót chống rỉ Rustopper có những đặc điểm nổi bật:
– Sơn lót đồ vật bằng kim loại dễ bị oxi hóa (khung kèo thép, lưới kim loại, khung cửa,…)
– Tạo bề mặt cho lớp sơn phủ bám dính trên bề mặt thi công
– Ngăn chặn các tác động từ môi trường bên ngoài
– Chống ăn mòn cho vật liệu
Xem mô tả và hướng dẫn thi công tại: Link
Sơn phủ Enamel: là dòng sơn Alkyd chuyên dụng dành cho thép hộp đen. Vì là gốc sơn dầu nên Enamel có độ bám dính tốt hơn những dòng sơn gốc nước. Sơn phủ Enamel có những ưu điểm vượt trội:
– Độ bám dính cực tốt
– Độ bền màu cao
– Khô nhanh
– Khả năng kháng thời tiết tốt
– Dễ sử dụng
– Đa dạng màu sắc: trên 20 màu
Xem mô tả và hướng dẫn thi công tại: Link
Ngoài sơn lót chống rỉ Stop Rust và sơn phủ Enamel, Sơn Rồng Đỏ còn cung cấp nhiều loại sơn bảo vệ kim loại khác như: sơn 2 thành phần Epoxy 2K, Eco Epoxy 2K, sơn 1 thành phần Epoxy 1K,….
Gọi 0936 44 56 54 để đặt mua sản phẩm nhé!