CÁCH SỬ DỤNG SƠN MẠ KẼM SAO CHO ĐÚNG

Sơn mạ kẽm không chỉ giúp bảo vệ những công trình làm bằng kim loại mà còn đem lại màu sắc tươi mới hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa biết sơn mạ kẽm là gì, những ưu điểm nổi bật của sơn mạ kẽm, giá sơn mạ kẽm cũng như mua sơn kẽm ở đâu tốt nhất. Hãy cùng Sơn Rồng Đỏ tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Sơn mạ kẽm là gì?

Sơn mạ kẽm là một loại sơn kim loại được sử dụng để bảo vệ cho các công trình làm từ vật liệu như sắt, thép… có tác dụng làm tăng tuổi thọ của sản phẩm, đặc biệt là ở những vị trí mối hàn, mối nối, ngăn ngừa bị oxy hóa, rỉ sét bởi thời tiết khắc nghiệt.

Vì kim loại thường bị oxy hóa mạnh, trong môi trường tự nhiên gặp phải mưa sẽ bị rỉ sét – điều này gây hư hại, hỏng hóc và làm mất mỹ quan sản phẩm.

Sơn thép mạ kẽm là một phương pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Sơn trên kẽm hiện nay có 02 loại là: sơn 1 thành phần (1K)sơn 2 thành phần (2K), là dòng sơn mới có được sản xuất theo công nghệ tiên tiến nhất, nên mạ kẽm hiện nay có rất nhiều màu sắc để người tiêu dùng lựa chọn.

2. Thông tin chi tiết về sơn mạ kẽm 1 thành phần và 2 thành phần

2.1. Sơn mạ kẽm 1 thành phần (1K)

Đây là dòng sơn được sử dụng khá phổ biến hiện nay, được sản xuất trên gốc chính là: Alkyd hoặc Epoxy dễ dàng sử dụng. Giá sơn mạ kẽm 1 thành phần (1K) cũng rẻ hơn so với những loại khác.

Đặc điểm thi công của sơn mạ kẽm một thành phần là:

– Không cần sử dụng sơn lót.

– Không sử dụng thêm dung môi.

2.2. Sơn mạ kẽm 2 thành phần (2K)

Là dòng sản phẩm cao cấp thuộc hệ sơn Epoxy, gồm 2 thành phần được trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp. Giá sơn mạ kẽm 2 thành phần (2K) cao hơn so với sơn 1 thành phần nhưng độ bám dính cao, tuổi thọ bền hơn, thích hợp sử dụng cho các công trình bằng sắt, thép ngoài trời, chịu được tác động từ thời tiết.

Đặc điểm thi công của sơn mạ kẽm một thành phần là:

– Không cần sử dụng sơn lót.

– Sử dụng thêm dung môi để hòa tan và dùng tốt hơn.

2.3. Vậy nên dùng sơn 1 thành phần hay 2 thành phần?

Đối với những người không am hiểu về sơn, không hiểu hết các tính năng, đặc điểm của 02 loại sơn này thì việc thắc mắc vấn đề này là điều không thể tránh khỏi.

Với những thông tin ở bên trên, có thể thấy rằng sơn sắt mạ kẽm 2 thành phần có tính năng vượt trội hơn hẳn so với sơn sắt mạ kẽm 1 thành phần. Với những công trình ở ngoài trời, thường xuyên phải chịu tác động của thời tiết, mưa gió, nước biển, hóa chất hay nắng bụi, thì việc lựa chọn sơn mạ thép 2 thành phần sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ sử dụng sơn để bảo vệ bề mặt sắt, thép trong điều kiện bình thường như trong nhà, khu vực có mái che… thì có thể lựa chọn loại sơn 1 thành phần giúp tiết kiệm chi phí.

2.4. Pha sơn thế nào là hiệu quả

Chất lượng của những công trình bằng kim loại có tốt hay không phụ thuộc vào cách pha sơn mạ kẽm có đúng tiêu chuẩn hay không do đó bước này rất quan trọng.

– Bước 1: Chọn loại sơn, nên chọn sơn chính hãng, không mua sơn giá rẻ vì có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

                   >> Xem thêm: Sơn Rồng Đỏ chính hãng
– Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để pha sơn như: chổi quét, cọ sơn, súng phun (nếu có) để xịt sơn.- Bước 3: Sau khi chuẩn bị tất cả dụng cụ, ta sẽ đổ sơn vào thùng đựng nhỏ hơn để sử dụng, và đậy nắp kín sơn lại khi không sử dụng.

– Bước 4: Chọn dung môi (xăng công nghiệp) để pha loãng  trộn với sơn theo tỉ lệ hướng dẫn được in trên bao bì của thùng.

– Bước 5: Khuấy đều dung môi và sơn đến khi đạt được hỗn hợp đồng nhất.

2.5. Những điều lưu ý trước khi sơn

Để những công trình bằng kim loại đạt được độ bền và tính thẩm mỹ cao thì bạn nên lưu ý những điều này trước khi sơn mạ kẽm:

– Cần vệ sinh sạch bề mặt trước khi sơn xịt mạ kẽm để đảm bảo sơn bám chắc vào bề mặt.

– Đối với những công trình có diện tích bề mặt kim loại lớn, có thể dùng phun bi, phun cát, phun nước áp suất cao để vệ sinh bề mặt sơn.

– Với những công trình có diện tích bề mặt kim loại nhỏ, có thể sử dụng giấy nhám, bàn chải sắt để vệ sinh bề mặt cần sơn.

3. Ưu điểm nổi bật của sơn mạ kẽm

Sơn sắt mạ kẽm ngoài việc bảo vệ những công trình lớn bằng sắt còn những ưu điểm gì khiến nhiều người bị thu hút?

– Thi công đơn giản, nhanh chóng

– Ngăn chặn oxy hóa, rỉ sét

– Chống bám bụi bẩn, chống nước

– Tăng tuổi thọ sản phẩm

– Chống bong tróc, ma sát cực tốt

– Chi phí thấp

– Sơn mạ kẽm có thể pha chế thành nhiều màu khác nhau, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

– Che các khuyết điểm trên công trình, đem lại mỹ quan cho công trình sắt thép.

4. Mua sơn mạ kẽm chính hãng, uy tín ở đâu?

Trước tiên bạn nên lựa chọn những cửa thương hiệu lớn có lịch sử lâu đời, tìm đến những công ty, đại lý, nhà phân phối… chính hãng, không nên mua ở những cửa hàng nhỏ lẻ hay website không uy tín.

Công ty Cổ Phần Sơn Rồng Đỏ với sứ mệnh “chất lượng là điều quan trọng nhất ngoài lợi nhuận” luôn muốn mang đến khách hàng những sản phẩm không chỉ đạt các tiêu chuẩn cao về chất lượng như có độ bền cao, mau khô, dễ sử dụng mà giá thành còn rất hợp lý…

NÊN SỬ DỤNG SƠN CHỐNG RỈ NÀO CHO SẮT THÉP

So với bê tông, sắt thép sẽ giữ được vẻ đẹp tổng thể trông gọn hơn, tiện cho việc di chuyển hay tháo rời giúp dễ dàng trong thi công. thế nên sắt, thép luôn là vật liệu được sử dụng rất nhiều trong các công trình. Nhưng có một sự thật không thể chối bỏ là sắt thép sẽ bị ăn mòn theo thời gian và trở nên rỉ sét.

Công trình này trở nên hoen ố vì sự rỉ sét theo thời gian

Nên lựa chọn sơn chống rỉ nào cho kết cấu sắt, thép? Sử dụng như thế nào? Bảo quản ra sao?

Theo dõi bài viết dưới đây để có được cây trả lời nhé!

  1. Sử dụng sơn nào để chống rỉ sét?

Epoxy và Alkyd là hai cái tên trong dòng sơn chống rỉ được biết đến rộng rãi trong ngành thi công sắt thép, với tác dụng là chống rỉ, chống sự oxy hoá của tác động bên ngoài.

  1. Sự khác nhau giữa sơn Epoxy và sơn Alkyd Enamel

Sơn chống rỉ Alkyd: là sơn gốc dầu, sơn chống rỉ 1 thành phần. Có lẽ mọi người đã quá quen thuộc với dòng sơn này vì:

– Đứng vững trên thị trường từ rất lâu.

– Màu sắc rất đa dạng, tính thẩm mỹ cao.

– Giá cả phải chăng, dễ sử dụng, pha được với dung môi hoặc với cả xăng thường như 92 hoặc 95.

– Độ phủ của sơn chống rỉ 1 thành phần lên tới ~12m²/lít/ lớp sơn và được sử dụng thường xuyên ở  những công trình nội và ngoại thất.

Ở dòng Alkyd, Sơn Rồng Đỏ cung cấp loại sơn phủ Enamel khô nhanh, độ bám dính cao có thể bảo vệ mọi bề mặt kim loại từ nội thất đến ngoại thất của công trình.

Sơn Enamel có 2 loại: 800ml và 3L

Sơn chống rỉ Epoxy: Còn được gọi là sơn chống rỉ 2 thành phần sử dụng dung môi pha loãng chuyên dụng và pha chế theo một tỉ lệ nhất định. Sản phẩm này thuộc dòng sơn cao cấp mang lại sự vượt trội hơn so với sơn gốc dầu về màu sắc và tính năng. Có thể kể đến như:

  •    Đảm bảo các tiêu chuẩn về sơn, chịu được sự tác động của thời tiết
  •    Chịu ngập mặn và mang lại thời gian sử dụng lâu hơn.
  •    Độ phủ được đánh giá khá tốt nên thường được ứng dụng nhiều trong các công trình đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật như hệ thống cầu cống, nhà máy công nghiệp, công trình sắt thép ngoài biển,…

Đối với dòng sơn Epoxy, Sơn Rồng Đỏ có cả sơn lót và sơn bóng với 2 loại Eco Epoxy 1K và Eco Epoxy 2K.

Sơn Eco Epoxy 1K có 3 loại: 400ml, 800ml và 3L

  1. Hướng dẫn thi công sơn chống rỉ

– Xử lý sạch bề mặt khỏi bụi bẩn bằng giấy nhám để loại bỏ những chỗ bị hoan rỉ và tạo độ bám cho bề mặt

– Khuấy đều dung dịch từ 10 – 15 phút trước khi dùng

– Sơn một lớp sơn chống rỉ giống như một lớp nền lót. Lớp lót này sẽ bảo vệ sự oxi hoá và giúp sơn màu lên màu được chuẩn hơn

  1. Cách bảo quản sơn

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao

– Bảo quản nơi khô ráo

– Tránh xa tầm với trẻ em

– Trong trường hợp không sử dụng hết có thể đóng nắp lại để sử dụng tiếp cho lần sau, tránh tiếp xúc không khí quá lâu

Nếu bạn cần mua sơn chống rỉ thì bạn nên biết một điều rằng không phải bất cứ loại sơn nào cũng chất lượng, và không phải loại nào cũng sẽ phù hợp với chất liệu bạn muốn sử dụng. Hãy chọn đại lý sơn Epoxy uy tín chất lượng để có được sự đảm bảo tuyệt đối khi sử dụng.