Blog

NHỮNG BIỆN PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG

Thấm tường là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến với các công trình xây dựng. Nó có thể xảy ra ở mọi vị trí của các công trình từ trần nhà, bể bơi, nhà vệ sinh… và nguyên nhân chủ yếu là do các tác động từ môi trường xung quanh. Do vậy, vị trí nào càng tiếp xúc nhiều với môi trường như tường nhà, tường ngoài công trình thì càng dễ bị sự tác động đó gây ra hiện tượng thấm nước.

Nguyên nhân từ đâu gây thấm tường?

Nếu nói về những nguyên nhân khiến tường công trình bị thấm nước thì có rất nhiều và đa dạng từ khách quan cho đến chủ quan. Hãy xem thử với những nguyên nhân phổ biến dưới đây thì bạn đang mắc phải điều nào:

  • Tường bị thấm do trời mưa nhiều, lượng nước ngấm vào tường lớn. Bản chất của xi măng hút nước mạnh và có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 mm. Do đó, khi bề mặt tường tiếp xúc với nước, những khe hở mao quản sẽ bị nước xâm nhập vào bên trong gây ra hiện tượng thấm.
  • Do vị trí các ống thoát nước sàn giáp lai tường, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm từ những nơi này có thể theo các vết nứt, mao mạch rỗng của tường thấm sâu vào bên trong. Theo thời gian, tường sẽ bị nước thấm vào tạo nên từng mảng loang lổ với lớp sơn xuống cấp.
  • Tường bị xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường, đặc biệt khi vào mùa mưa tình trạng này lại diễn ra trầm trọng hơn.
  • Trong quá trình xây dựng, người thợ sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn, hoặc không đủ vữa xi măng. Việc này tạo nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch, bê tông khiến nước thấm nhanh vào tường hơn.
  • Nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là công trình không chủ động sử dụng những phương pháp ngăn thấm dột ngay từ những ngày đầu xây dựng.

Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu nhà bạn đã xuất hiện những dấu hiệu tường bị thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn nên thực hiện công tác chống thấm bằng những giải pháp triệt để nhất.

Cách xử lý chống thấm tường

Đối với tường nhà cũ

Với tường nhà cũ, nguyên nhân tường bị thấm nước chủ yếu do xuất hiện các dấu hiệu xuống cấp như bong tróc, rạn nứt… Tức là lúc này tường đã bị thấm bên trong nhiều, đối với những công trình này cần phải thực hiện các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí xảy ra thấm dột
  • Bước 2: Sau khi tìm được nguồn thấm, cần xử lý triệt để những vị trí này để để tránh gây thấm trở lại.
  • Bước 3 Xử lý tường ngoài bị thấm: cạo bỏ các lớp sơn cũ, lớp bột trét sắp bị bong tróc, sau đó phủ lại toàn bộ bề mặt bằng lớp chống thấm chuyên dụng như KOVA CT-11A Plus tường
  • Bước 4: Sau khi phủ các lớp ngăn thấm nước xong, có thể thực hiện giai đoạn tiếp theo như sơn phủ trang trí hoặc lót gạch lại.

Che chắn bề mặt tường

Những điểm phải tiếp xúc trực tiếp và bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiều như trần nhà và các bề mặt tường có thể xuất hiện các hiện tượng co giãn, từ đó tạo ra vết nứt, làm thấm nước. Để giảm thiểu ảnh hưởng của việc này, ta nên sử dụng các biện pháp che chắn, giảm bức xạ cho tường nhà như lợp thêm một lớp mái tôn, ngói trên trần nhà. Ngoài ra nếu có điều kiện hãy trồng cây leo kết hợp vòi phun nước ở mặt tường tiếp xúc hướng nắng nhiều để làm giảm ánh nắng trực tiếp rọi vào tường.

Sử dụng sơn chống thấm

Một cách đơn giản nhưng cũng vô cùng hiệu quả để phòng tránh và bảo vệ công trình của bạn khỏi các tình trạng thấm dột đó là sử dụng các vật liệu chống thấm, ví dụ như sơn chống thấm. Trên thị trường về chất chống thấm hiện nay, công nghệ chống thấm mới từ Đức đang được rất nhiều gia chủ cũng như nhà thầu chuyên nghiệp lựa chọn để chống thấm, tăng tuổi thợ cho công trình.

————-

CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN RỒNG ĐỎ
🏫 Địa chỉ: 91/18/5 Lê Văn Duyệt, P. 3, Q. Bình Thạnh, Tp HCM
☎️ Điện thoại: 0936 44 56 54
📧 Email: support@sonrongdo.com
⏩ Facebook: https://www.facebook.com/sonrongdo/